Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

kinh nghiệm du lịch cô tô 2016

Tuần trước em và 1 người bạn ở Quảng Ninh đi đảo Cô Tô, sau 2 năm trở lại vừa đặt chân lên tới bến là em choáng luôn,vì say sóng biển trăng nhưng không phải đó do sự thay đổi nhanh quá ạ.

Em nhớ không nhầm là tháng 10 năm 2013 điện lưới điện quốc gia đã về với huyện đảo Cô Tô,trước mắt em ít nhất 5 cái nhà nghỉ, khách sạn to to 5 - 7 tầng e có thể kể một vài cái số điện thoại liên lạc luôn cho các bác nhà nghỉ home stay tại cô tô ,khách sạn cô tô plaza  hiện đại nhất đảo.... chưa kể nhà be bé, một vài nhà hàng, tiệm net, karaoke, cắt tóc gội đầu... mọc lên để phục vụ khách từ 30/4...

Đi một đoạn  em thấy trong mắt mình xuất hiện nên thiên đường chứ không phải đảo cô tô nữa. Vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng, với những bãi cát dài... bãi tắm Hồng Vàn, Vàn Chảy, Cô Tô Con, rồi con đường tình yêu, tượng đài Bác Hồ, Hải Đăng..., quá tuyệt.


Nhưng còn giá cả dịch vụ, địa điểm ngủ nghỉ, ăn uống trên đảo cũng thay đổi khá nhiều,trong lúc 2 thằng đói meo  không biết đi đâu thì em nhớ có số điện nơi ở mà lần trước nó đến đây hình như là số này  0912 846 875 của chị nguyên ,096 771 7084 của anh trường gọi thử cái trời may mắn quá chị vẫn dùng số này. thế là hai bọn em được chị chỉ dẫn nhiệt tình .Quả con người nơi đây cũng nhiệt tình.
Dưới đây là hành trình đi tới cô tô mà các bác có thể tham khảo,
-Xe khách: 2 bọn em bắt xe Đức Phúc (Hà Nội – Cẩm Phả) tại bến xe Mỹ Đình, xuống tại ngã 3 Cửa Ông,
Xe khách đi từ Mỹ Đình đến ngã 3 Cửa Ông thời gian mất khoảng 5 tiếng, may mà em đi từ đầu bến Mỹ Đình không thì chắc phải ngồi ghế nhựa trên sàn xe.
-Taxi: từ ngã 3 Cửa Ông còn cách cảng Cái Rồng khoảng 9 km, anh chị có thể bắt taxi rất dễ dàng
- Tàu Cao Tốc: có 2 hãng tàu cao tốc đi Cô Tô đó là Mạnh Quang và Phúc Thịnh, em chọn Mạnh Quang cho lành vì tàu to đi đỡ say, và năm nay Mạnh Quang cũng đã đóng thêm 2 tàu mới và thay động cơ tàu cũ nên chạy khá nuột.
Bến cảng đông đúc
-Thuê xe máy trên đảo: đây là phương tiện có lẽ được nhiều người thích nhất vì nó rất tự do và thoải mái, có thể thuê tại các nhà dân hoặc nhà nghỉ
- Thuê tàu ra Cô Tô Con: đảo Cô Tô Con là một địa điểm không thể bỏ qua được nhà mình nhé, bãi biển quá đẹp, không khí quá trong lành, nếu ai muốn tận hưởng cảm giác hoang dã mới lạ thì có thể tới đây ngủ nhà sàn ngoài bãi biển, ngủ lều, ngủ giường bộ đội.....



II. Lưu trú


-Hiện nay trên Cô Tô xây dựng rất nhiều nhà nghỉ mới và đẹp,như là nhà nghỉ home stay, khách sạn cô tô plaza hiện đại nhất đảo....

Vào mùa cao điểm, từ 30/04 đến 02/09 rất nhiều nhà nghỉ sẽ hết phòng nên em khuyên các bác đặt phòng trước các bác có thể liên hệ  anh Trường  096 771 7084 hoặc chị Nguyên 0912 846 875.

-Green Cô Tô cách trung tâm thị trấn khoảng 3km dành cho những ai muốn không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi.


-khách sạn cô tô plaza hiện đại nhất đảo :với phòng ngủ đầy đủ tiện nghi không thua kém một khách sạn 5 sao .


-Nhà nghỉ home stay: để tiết kiệm chi phí, ngoài việc chọn các khách sạn nhà nghỉ, nhà mình có lựa chọn nhà nghỉ bình dân, home stay giá sẽ thấp hơn nhưng tiện nghi không đầy đủ, phòng tắm sẽ ở bên ngoài.


Một số thay đổi tại trung tâm thị trấn.

Nhà nghỉ to và đẹp nhất đảo đang được xây dựng gần tượng Bác Hồ

Như vậy tiền đi lại và ngủ nghỉ ( chưa ăn uống ) chuyến này của em là rơi vào tầm 1.300.000 VNĐ

Còn các điểm tham quan thì đây

Sau khi nhận phòng, tắm rửa bắt đầu đi dạo thị trấn.... Việc đầu tiên bọn em làm đó là tới thắp hương tại khu tưởng niệm Bác Hồ - nơi đầu tiên và duy nhất được Bác đồng ý cho dựng tượng của mình.

Tượng đài Bác - nơi tổ chức các hoạt động văn nghệ trên Đảo
Phục vụ  ai thích ăn vặt: trên Đảo có nhiều quán cafe, sữa chua, trà, tạp hoá....


Ăn uống: Anh chị có thể đặt ngay tại nhà nghỉ, khách sạn nơi mình ở với giá 100k/người là ok. Còn nhà hàng thì TT có 2 nhà hàng là Hải Âu và Uý Thanh, đồ ăn ngon và phục vụ cũng ổn. Trong chuyến đi bọn em ăn 4 suất bình thường 100k/suất , mất 400k/người.


Ăn sáng: trên đảo đầy đủ: phở bò, bún hải sản bánh cuốn.... giá khoảng 25k - 30k . Vậy 2 Bữa bọn em hết 50k/người giá cả cũng như hà nội .
Tổng thiệt hại ăn uống của bọn em tốn : 750k/người cả chuyến

Bãi tắm Hồng Vàn - nơi ngắm hoàng hôn đẹp tại đảo Cô Tô

Bãi tắm Vàn Chảy: sóng to nghịch sóng rất thích tắm buổi sáng thật tuyệt

Hải Đăng và Bãi Đá Cầu Mỵ thì bọn em không tham quan được vì trời mưa - nhưng có thông tin mới cho cả nhà là đường lên Hải Đăng bây h to đẹp hơn trước rồi nhá
Đường ra bãi Vàn Chảy ( trước kia là 8km ) bây h đã có con đường tắt chỉ mất 4km có biển chỉ dẫn rõ ràng.


- Bọn em chơi 1 mình thuê tàu ( mảng ) từ cảng Bắc Vàn ( Quân Sự ) ra đảo Cô Tô Con nhé  : Bình thường sẽ có giá 700k~800k cho nhóm khoảng 10 người. Bọn em thuê 500k , 2 đứa đi . Chia ra là 250k/người . Vì Cô Tô Con là nơi mà em khuyên là không nên bỏ qua , quá đẹp, hơn Pattaya :v . Trên này bây h cũng đã đổi mới hơn, các chú bộ đội đã dựng nhà sàn ngồi ăn uống và ngủ ngoài bờ biển

Nhà sàn - nơi ngồi ăn uống, nghỉ ngơi không chê vào đâu được

Hòn Sư Tử - điểm ít người được tham quan nhé

Thăm quan, khám phá khu chăn nuôi trên Cô Tô Con ở nơi đây em có cảm giác bình yên thỏa mái sau những ngày làm việc .


Tổng ra thế là chuyến này em tẹt ga cũng hết tổng chi phí là : 2tr300k - Do đi có 2 người nên chi phí cũng cao hơn, đi nhiều người thì share ra sẽ rẻ hơn nhá.Nếu có vấn đề gì về chỗ ăn chỗ nghỉ các bác cứ liên hệ anh Trường  096 771 7084 hoặc chị Nguyên 0912 846 875 .

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

Vỏ ốc mang âm thanh của biển

Đặt một chiếc vỏ ốc hay vỏ sò lớn bạn nhặt được ở biển Nha Trang , Cô Tô,... vào tai, bạn sẽ nghe thấy tiếng sóng dịu êm của biển. Tuy nhiên, đại dương mênh mông không thể nào chui vào được cái vỏ nhỏ bé ấy. Vậy âm thanh đó thực sự là gì?


Thứ nhất, các loại vỏ hoạt động giống như một “thiết bị cộng hưởng” (thiết bị gây tiếng vang).

Đặt chiếc vỏ ốc vào tai, bạn sẽ nghe thấy âm thanh của đại dương.

Khi mím môi thổi qua miệng chai rỗng, bạn sẽ nghe thấy âm thanh của một nốt nhạc được dội lại từ phía trong chai. Chúng ta thường gọi nôm na là “chai”, nhưng theo ngôn ngữ khoa học, nó gọi là “khoang cộng hưởng”. Các loại vỏ đều có hình dạng lồi lõm, to nhỏ bất thường vì vậy phản xạ âm thanh của nó sẽ xuất hiện ở nhiều tần số khác nhau.


Tuy nhiên, để những chiếc vỏ có thể tạo ra âm thanh đại dương thì môi trường xung quanh đó phải có tiếng động. Nếu bạn đi vào một căn phòng cách âm và đặt vỏ ốc lên tai, chắc chắn bạn sẽ không nghe thấy gì.

Thứ hai, bộ não con người khá xuất sắc trong việc tưởng tượng. Chúng ta có thể nhìn thấy những con vật lấp ló trên các đám mây, các vị thần cổ đại.

Thứ ba, con người sống trong một biển âm thanh nhưng hầu hết đều không để ý đến.

Sự kết hợp của tai và não đã làm thay đổi âm thanh đi vào. Não cố gắng giải thích xuất xứ của tiếng động mới này là vì bạn đã hoặc đang ở gần biển, và vì vậy nó chính là “tiếng sóng đại dương” vọng về.

Bạn có thể làm được gì với Flyboard?

Flyboard là thiết bị bay cá nhân sử dụng lực đẩy của nước, được thiết kế bởi Franky Zapata. Về cơ bản Flyboard sử dụng một động cơ phản lực mạnh mẽ hút nước qua một ống dài phía dưới và đẩy ra với một áp suất rất lớn. Lực đẩy này có thể khiến nó bay cao hơn 9 m so với mặt nước.
Flyboard được nối với một động cơ phản lực được đặt trên đất liền hoặc trên boong thuyền, động cơ này hút nước sau đó nén với áp suất cao và đẩy ra một đường ống đến Flyboard. Đường ống chính được nối vào thiết bị giống như một tấm ván trượt tuyết gắn dưới chân người điều khiển. Trên tấm ván có 2 ống xả chính, tạo lực đẩy rất mạnh giúp người điều khiển bay lên không hay thực hiện các màn nhào lộn. Từ đường ống chính, có thêm 2 đường ống phụ nhỏ hơn được gắn vào tay người điều khiển. 2 đường ống phụ giúp người điều khiển giữ thăng bằng, hay điều chỉnh hướng bay. Trên Flyboard cũng có thiết bị giúp điều chỉnh lực đẩy, giúp người điều khiển dễ dàng kiểm soát đường bay.


Việc điều khiển Flyboard giống như một sự kết hợp giữa các môn thể thao moto nước, lướt ván, lặn và nhào lộn. Tuy nhiên với kinh nghiệm chơi các môn thể thao trên, kinh nghiệm du lịch cô tô, bạn sẽ chỉ mất vài phút để làm quen với các kỹ thuật cơ bản, và khoảng 1 tiếng đồng hồ để sử dụng thành thạo nó.

Bay lượn quanh những con sóng sẽ khiến bạn cảm thấy mình hưng phấn và làm được những gì mình ao ước. Một bộ thiết bị Flyboard cơ bản có giá 4.200 bảng (tương đương 6.300USD), nếu chấp nhận chi thêm 900 bảng (tương đương 1200 USD) bạn sẽ có thêm 1 hệ thống tăng áp và thiết bị điều áp bằng tay ga, giúp tăng sức mạnh của “bộ giáp”.
Hiện tại thông tin về trò chơi này chưa có nhiều và cũng không có nhiều người biết. Ở Việt Nam đã có đơn vị phân phối và cho thuê thiết bị này ở Nha Trang. Tuy  nhiên, trò chơi này còn khá xa lạ ở Việt Nam cộng với giá thành cao nên đơn vị khai thác chủ yếu tập trung cho các bên quay phim quảng cáo. Hy vọng một ngày nào đó FlyBoard sẽ trở nên phổ biến và mọi người có thể chơi nó giống như những môn thể thao dưới nước khác, chẳng hạn như lướt ván hay môtô nước.

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

Nghề truyền thống ở Quảng Ninh

Ðánh bắt hải sản ở Quảng Ninh là một nghề truyền thống, có lịch sử lâu đời, đến nay vẫn còn tồn tại nhiều cách thức đánh bắt thủ công cổ truyền như: nghề câu mực, câu cá song, câu cáy, nghề chã, nghề chài, nghề đào sái sùng, nghề đánh cá đèn, nghề cào ngán, cào thiếp, nghề bổ hà...không những có ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội mà còn có ý nghĩa rất lớn về mặt văn hóa và du lịch.
    Vùng biển Quảng Ninh có nguồn lợi thủy sản rất phong phú, có nhiều loại tôm, cá, nhiều loại hải sản quý có giá trị kinh tế cao cả ở trong nước và xuất khẩu như các loại cá ngon nổi tiếng: chim, thu, nhụ, đé, song, ngừ, các đặc sản như: tôm he, mực ống, cua, ghẹ, sái sùng, sò huyết, hải sâm, ngán, các loại ốc...

        Hiện tại, người dân vùng biển Quảng Ninh còn duy trì nghề đánh bắt hải sản bằng thủ công khá phổ biến. Ðó là các nghề: nghề câu mực, câu cá song; câu cáy; nghề chã, nghề chài; nghề đào sái sùng; nghề đánh cá đèn; nghề cào ngán, cào thiếp, nghề bổ hà,...Nghề câu mực, câu cá song có ý nghĩa kinh tế lớn.Đó những nét đẹp văn hóa của người dân vùng này. Mấy năm vừa qua, nghề câu cá song phát triển rất mạnh ở vùng biển Cô Tô. Có đêm một người thu được vài triệu đồng. Câu cáy ở ven biển, ở những bãi sú vẹt thường là để giải trí, đi câu cho vui và kết hợp kiếm bát canh cho khoẻ người. Câu cáy không cần mồi, chỉ cần 2 - 3 lưỡi câu buộc chụm lại, thả xuống cáy chạy ra ngậm càng vào, thế là nhấc vội lên, không cần phải gỡ mà cáy tự nhả càng ra rơi vào giỏ đựng.

           Nghề đánh cá đèn cách đây vài chục năm, trên vùng biển Quảng Ninh còn rất phổ biến nghề đánh cá đèn. Khi đèn thắp sáng trong đêm thì cá đua nhau tìm đến và người ta bủa lưới bắt cá. Du khách có dịp đi cùng thuyền đánh cá đèn tha hồ mà ngắm nhìn tôm cá tung tăng bơi lội dưới ánh đèn. Người ngư dân vớt mực đem nướng trên phễu đèn rồi chủ khách cùng ăn. Mực tươi nướng thơm phức, ngọt lịm, nhấm nháp với một vài chén rượu, du khách như cảm thấy cảnh thần tiên trên mặt biển. Mặt biển trong đêm rực sáng như một thành phố nổi thật là ngoạn mục nên thơ.
        Nghề đào sái sùng người đi đào sái sùng lăm lăm trong tay cái mai, cán dìu, mắt quan sát về phía trước, bước chân đi nhẹ nhàng. Khi phát hiện có sái sùng thì họ hết sức nhanh nhẹn dùng mai lao xuống cát hất vội con sái sùng nâng lên, nhặt đưa ngay vào giỏ. Nếu đẩy mạnh và chậm một chút thì sái sùng luồn sâu vào trong cát rất khó bắt. Nhìn ngắm cảnh đào bắt sái sùng có cảm tưởng như thấy người nghệ sĩ đang biểu diễn trên bãi cát rất điệu nghệ, cũng rất gây ấn tượng.


        Quảng Ninh có ngư trường rộng lớn, có bờ biển dài hơn 250km từ Trà Cổ thuộc thị xã Móng Cái giáp với Trung Quốc đến đảo. Đó lợi thế và tiềm năng phát triển kinh tế biển nơi đây.

Phương tiện tới cô tô

Đi từ Hà Nội:
- Từ Hà Nội, có các chuyến xe khách đi Cửa Ông tại bến xe Mỹ Đình, bến xe Lương Yên, Gia Lâm giá  130.000vnđ/lượt. Các hãng xe đi tốt nhất là Hoàng Long và Viet Thanh (Bến xe Mỹ Đình, xe 45 chỗ đời mới, xuất phát 15’/chuyến với xe Hoàng Long và 30’/ chuyến với xe Việt Thanh).
- Có các chuyến khác liên tục của các hãng như Ka Long, Đức Phúc, Phúc Xuyên, Việt Thanh (loại xe 24 chỗ, đón khách thường xuyên). Thời gian từ Hà Nội tới Cửa Ông khoảng 4,5h-5,5h tiếng.
- Khi đi xe bạn hãy nói “cho tôi xuống ngã 3 chợ Cửa Ông - đi Vân Đồn”.

- Xuống Ngã 3 chợ Cửa Ông - Vân Đồn, bạn đón xe Bus địa phương đề biển “Bãi Cháy - Vân Đồn” (tên hãng BUS VÂN ĐỒN, BUS QUẢNG NINH) (hoặc đi taxi đến thẳng bến cảng Cái Rồng giá 130.000 vnđ) để đi Cảng Cái Rồng, giá xe Bus 5.000 - 8.000 vnđ/người. Hãy yêu cầu “cho tôi xuống tại Ngã 3 Bưu Điện Vân Đồn”.
- Tới Ngã 3 Bưu Điện Vân Đồn, còn khoảng 2km nữa để tới cảng Cái Rồng. Từ đây bạn có thể đi xe ôm hoặc đi bộ tới bến cảng để nghỉ ngơi cho sáng hôm sau đi Cô Tô bằng tàu khách.


 Đi từ Hạ Long
- Nếu đi từ TP Hạ Long thì có thể đi xe bus Bãi Cháy - Vân Đồn xuống tại ngã 3 Bưu Điện Cái Rồng (giá vé 25.000vnđ/người, thời gian đi khoảng 1h30 - 1h45''). Bạn có thể đón xe Bus này từ Bãi Cháy hoặc Hòn Gai (Hạ Long)

Đi bằng xe máy
Bạn có thể đi xe máy thằng xuống cảng Cái Rồng và thuê người khiêng xe lên tàu đi Cô Tô. Đến cảng Cô Tô lại thuê người khiêng xuống. Giá khiêng xe khoảng từ 40.000đ đến 100.000đ tùy từng loại xe. CLB Vespa đã từng đi OFFLINE ra Đảo Cô Tô bằng cách này.

* Chú ý: Đi xe ôm từ Ngã 3 Bưu Điện Vân Đồn tới bến cảng Cái Rồng: tầm 10.000 vnđ/người, 2 người thường là 15.000vnđ

Nộm Sứa Cô Tô bạn đã từng nghe chưa?

Nộm Sứa Cô Tô
Nộm sứa, còn gọi là gỏi sứa, là món nộm sử dụng nguyên liệu chính là sứa đã được sơ chế, chần qua nước sôi, trộn chua ngọt với các loại rau, thịt động vật và gia vị. Nộm sứa Cô Tô ăn giòn, mát và có mùi vị không giống bất kỳ thứ hải sản nào khác, lại rất tốt cho đường ruột.

Tùy theo vùng miền, nộm sứa có thể được chế biến khá khác biệt nhau về nguyên liệu tuy cũng tương tự các món nộm khác, thường không thể thiếu các loại rau: như rau câu, đu đủ xanh, cà rốt, ngó sen, hoa chuối) rửa sạch cắt khúc hoặc thái con chì; thịt (như thịt gà xé, tôm nõn thái nhỏ, giò lụa thái chỉ; các loại hạt, hút nước (như lạc, vừng, hạt điều) rang chín, gã nhỏ; và các gia vị, rau thơm...



Cách làm nộm sứa Cô Tô cũng rất đơn giản. Sứa biển tươi vừa xách dưới tàu, từng con được ngâm vào nồi nước lá  ổi có bỏ chút muối cho bớt tanh và chất độc. Để sứa thoát hết nước, dùng một thanh cật tre cắt sứa thành  những miếng nhỏ làm món nộm sứa hoa chuối.

Các loại rau được rửa sạch, ngó sen cắt khúc; củ sen bào vỏ thái mỏng; cà rốt gọt vỏ thái sợi; hành tây bóc vỏ thái lát mỏng; dưa chuột bỏ ruột thái miếng; ớt thái sợi; kiệu muối chua thái mỏng; rau cần nhặt rửa sạch thái khúc; hoa chuối thái mỏng ngâm nước muối nhạt cho đỡ bị thâm; xoài xanh gọt vỏ thái chỉ; các loại rau thơm như rau răm, rau húng cắt nhỏ.

Các loại thịt như sứa thái nhỏ, rửa bằng nước đun sôi để nguội và có thể ngâm qua chút nước gừng; tôm luộc chín rút chỉ đen, bóc vỏ; thịt ba chỉ luộc chín thái miếng nhỏ, mỏng; thịt gà luộc chín thái con chỉ. Lạc rang tách vỏ giã dập, vừng rang, hạt điều rang giã dập. Pha nước trộn với nước cốt chanh, nước mắm, đường, tỏi băm, ớt băm và phối trộn các nguyên liệu trên vào nhau và trình bày ra đĩa.
Nói tới đây tôi muốn mình có mặt trên cô tô để có thể thưởng thức món ăn bổ dưỡng này và vừa có thể tránh cái thời tiết nóng bức này .

Mực Ống Cô Tô

Một trong những loài mực ống ngon có tiếng trong nước có phân bố ở Cô Tô là mực ống Trung Hoa (Logigo chinensis). Đây là loài mực ống cơ thể lớn, thân hình hỏa tiễn dài khoảng 35-40 cm. Mặc dù là loài mực có phân bố rộng khắp dọc bờ biển Việt Nam từ bắc đến nam, nhưng có thể do môi trường nước trong vịnh Bắc Bộ nói chung, vùng đảo Cô Tô nói riêng, có những thành phần vi lượng phù hợp với các loài thủy sản, nên mực ống khai thác ở vùng biển này có hương vị đậm đà đặc trưng, khác biệt với sản phẩm cùng loại khai thác ở các vùng biển khác.

Mực ống khai thác về được phơi khô để trở thành "mực một nắng"


Mực ống sau khai thác được đưa về đảo chế biến thành mực khô và mực một nắng ngay khi còn tươi ngon. Số còn lại được ướp đá chuyển về đất liền chế biến thành các dạng sản phẩm đông lạnh phục vụ cho xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Sản phẩm mực Cô Tô từ lâu đã nổi tiếng nhờ nguồn gốc từ vùng biển Cô Tô với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguyên liệu tươi tốt, lại được chế biến tại chỗ theo phương pháp riêng với bàn tay khéo léo, lành nghề của người dân địa phương; tất cả tạo nên một hương vị đặc trưng cho sản phẩm mực khô và mực một nắng Cô Tô.

Mực Cô Tô có thân thẳng, mình dày. Sau khi nướng lên, từng thớ thịt xé ra dẻo, dai, khi ăn có thể cảm nhận được vị ngọt thuần khiết của đạm, không mang vị chát như mực ở một số vùng khác. Vì thế, ai đến Cô Tô cũng đều mong muốn mang ít mực nơi đây về làm quà cho gia đình hoặc mời bè bạn.
Với mùa hè nóng nực như hiện nay việc có một đĩa mực cô tô ,mấy ông bạn và két bia vào buổi chiều đi làm  thì quá đã vừa có thể nói chuyện vừa có thể thưởng thức hương vị mực nó sẽ đập tan sự mệt mỏi trong bạn